trò vui coi rồi.
Minh chạy qua phòng Khánh, hất hàm hỏi:
- Sao? Anh hai gọi về chưa?
- Chưa? Còn anh? – Khánh lắc đầu.
- Ok. Xem ra chị hai giận lắm à nha.
Khánh cười khúc khích thì chuông điện thoại reo. Khánh bắt máy và nói với Nguyên những lời giống như Minh nói với Nguyệt.
Gác điện thoại, Minh và Khánh đập tay nhau cái chát ăn mừng thắng lợi. Nhưng chỉ một ngày sau đó, Minh và Khánh không cười nỗi khi cả hai anh chị đều báo không về nước nữa. Lúc này hai người mới thấy trò nghịch dại của mình gây ra chuyện gì.
Câu chuyện này được Minh và Khánh dấu kín luôn từ ngày đó cho đến khi Nguyên và Nguyệt làm hòa với nhau ở sân bay ngày hôm đó mới tiết lộ ra.
Ánh yêu Nguyên từ lúc nào Ánh cũng không biết nữa. Để xem nào, Ánh gặp Nguyên và Nguyệt lần đầu tiên là khi Ánh từ miền Trung vào thành phố theo ba mẹ mình. Ba Ánh vốn là con trai cả của một gia đình có truyền thống buôn bán nhưng ba lại chọn nghề giáo. Gia đình phản đối ba rời khỏi nhà, tự làm tự học rồi nhận công tác ở miền Trung nơi mảnh đất ” Gừng cay, muối mặn”. Chính cái gừng cay, muối mặn ấy đả đưa ba má gặp nhau rồi anh trai Ánh, rồi đến Ánh chào đời. Năm Ánh lên tám, ông nội Ánh bệnh nặng gọi ba về để gặp mặt lần cuối. Ông mất để lại cho ba ngôi nhà thờ tổ tiên cùng một ít sản nghiệp đủ cho gia đình Ánh sống no đủ. Cũng vì vậy mà hai anh em Ánh rời xa vùng đất chứa đựng một phần tuổi thơ đến với thành phố sấm uất, náo nhiệt. Ba Ánh được người thầy cũ đưa về dạy ngôi trường mà người ta vẫn nói rằng chỉ dành cho con cái của những đại gia, và bỗng nhiên Ánh được đi học ở ngôi trường ấy. Giữa ngôi trường toàn những cậu ấm cô chiêu, Ánh nổi bật lên hẳn với nước da ngăm đen, mái tóc cháy nắng và dáng vẻ quê mùa. Bạn học nhìn Ánh chỉ trỏ rồi cười nhạo chỉ có cô bạn cùng bàn Ánh là không như vậy. Đó là lần đầu tiên Ánh gặp Nguyệt rồi quen biết Nguyên. Cùng với sự thân thiện và tự nhiên của Nguyệt, Ánh nhanh chóng thân với Nguyệt và Nguyên. Nhưng công bằng mà nói, lúc ấy, Ánh không thích Nguyên chút nào vì Ánh nhận thấy Nguyên miễn cưỡng chơi với Ánh chỉ vì Nguyệt muốn như vậy. Hay nói đúng hơn, Nguyên thường ở cạnh Nguyệt nên tự nhiên tạo cảm giác Nguyên thân với Ánh. Kể ra mà nói, nhờ Nguyên và Nguyệt mà Ánh không còn bị đám bạn cười trêu, xì xáo sau lưng mỗi khi Ánh đi ngang qua. Nhưng với những cây quậy torng lớp thì Ánh vẫn là mục tiêu tuyệt vời cho những câu đùa những lời chọc ngoáy. Ánh chỉ biết im lặng chịu đựng không dám phản kháng. Nhà Ánh không như nhà họ, có tiền, và có quyền, có gia thế. Nếu gây chuyện, ba mẹ Ánh sẽ không gánh chịu được hậu quả. Cho tới một ngày, Ánh bị hai anh em sinh đôi, Tuấn Minh và Tuần Tùng chặn đường dồn đến sân sau của trường. Ánh cũng không biết mình đã làm gì mà hai người đó ghét mình đến như vậy, Ánh chỉ lặng lẽ nghe những lời móc máy của hai người đó và thầm mong có ai đi ngang qua và cứu Ánh thôi. Nhưng nếu tình cờ có ai thấy thì sao chứ? Cả khu cấp I này, hai người này là hung thần, đến các anh chị lớp 4, lớp 5 cũng khiếp sợ họ. Có thấy, họ cũng lắc đầu thương cảm cho con nhỏ xấu số rồi lặng lẽ chuồn êm. Chỉ còn cầu trời cho hai tên này nói chán sẽ bông tha cho Ánh mà thôi. Sự im lặng chịu đựng của Ánh với hai thằng bạn lại là sự chống đối ngấm ngầm. Chúng tức giận định đánh Ánh thì lúc đó Nguyên xuất hiện. Nếu trong trường, có ai có thể khiến hai đứa hung thần chùng tay thì chỉ có thể là Nguyệt, cô bạn mà không ai ghét được và Nguyên. Không chỉ cứu Ánh, Nguyên còn nói Ánh là bạn Nguyên và dọa tụi nó không được đụng tới Ánh thêm một lần nào nữa. Từ lúc đó, Nguyên trở thành người hùng trong lòng Ánh. ( Thật ra thì ngày đó Nguyên cứu Ánh chỉ vì Nguyệt không thấy Ánh đâu kêu Nguyên đi tìm. Nếu Nguyên để Ánh bị đánh thì không chỉ Tuấn Minh và Tuấn Tùng gặp rắc rối với Nguyệt mà Nguyên cũng không xong.)
Vài năm sau đó, mẹ Ánh ngoài giờ dạy ở trường dùng số vốn mà ông bà di chúc lại, mở một cửa hàng tạp hóa nho nhỏ. Nhờ mua may bán đắt, kinh tế gia đình Ánh dần khá lên, Ánh cũng dần thoát khỏi cái vỏ quê mùa của cô bé năm nào trở nên giống con gái thành thị hơn một chút. Mối quan hệ của Ánh và các bạn ở trường dần mở rộng ra, cũng nhờ cái miệng hay nói, Ánh trở thành loa phóng thanh của lớp. Torng trường không có việc gì mà qua khỏi tai Ánh và nếu có tin đồn nào lan truyền thì không nghi ngờ gì đó là do Ánh mà ra. Khác với Nguyệt, do thân với Nguyên nên hay bị các bạn nữ khác ganh tỵ, Ánh có khá nhiều bạn nữ và dĩ nhiên qua những câu chuyện tán phét Ánh, mới ở tuổi mười ba đã biết mình thích Nguyên. Thế nhưng, khi Ánh nhận ra điều đó thì cũng là lúc Nguyên và Nguyệt rời xa thành phố sau một vụ ẩy đã khá xôn xao. Nỗi buồn cũng trôi qua nhanh chóng ( khi đó Ánh mời mười ba tuổi mà), cuộc sống của Ánh vẫn êm ả trôi qua với trường lớp, sách vở bạn bè. Ánh những tưởng những tình cảm trẻ con ấy cũng tan biến theo thời gian nhưng khi gặp lại Nguyên, trái tim Ánh vẫn đập liên hồi.
Từ lúc đó, Ánh lo chăm chút bản thân mình hơn. Mỗi khi đi đến nhà Nguyên và Nguyệt, Ánh đã dành biết bao nhiêu thời gian trước tủ quần áo của mình hết ướm cái này lại thử cái kia rồi lại tự hỏi liệu Nguyên có thích bộ đồ đó hay không. Ánh còn học theo bọn Linh, Yến tập trang điểm với một chút son cho môi thêm hồng, một chút phấn cho mặt thêm trắng. Nhưng Ánh đau đớn nhận ra ánh mắt Nguyên không bao giờ hướng về Ánh, cũng không hề cho bất kỳ ai, ánh mắt ấy cũng hướng về Nguyệt, chỉ có Nguyệt mà thôi. Ánh hy vọng, Ánh mong chờ Nguyệt chỉ coi Nguyên như một người bạn thân, nhưng Ánh cũng nhận ra, Nguyệt thương Nguyên. Hai người họ dường như sinh ra là để cho nhau, chỉ hướng về nhau và không thể chấp nhận bất kỳ một người nào khác trong cuộc đời.
Ánh tự nhủ mình quên đi, tự bảo mình rằng ở một nơi nào đó có một người dành riêng cho mình đang chờ đợi mình. Nhưng Ánh không làm được. Ánh biết Nguyệt tốt với Ánh, Ánh biết Ánh mang ơn Nguyệt rất nhiều, không có Nguyệt, Ánh đã không được như bậy giờ nhưng chút ích kỷ, hờn ghen của con gái đã khiến Ánh hai lần làm chuyện có lỗi với Nguyệt.
Lần thứ nhất, chính là khi Nguyệt chuẩn bị đi du học. Hôm đó, Ánh qua chia tay Nguyệt thì thấy Nguyệt đang chuẩn bị hành lý. Không biết lúc đó ma quỷ nào xui khiến Ánh mà khi thấy Nguyên hăm hở chạy từ cổng vào nhà với giò phong lan trên tay mình đã hỏi Nguyệt, Nguyệt coi Nguyên là gì? Mình biết chắc chắn Nguyên sẽ tìm Nguyệt, Ánh chỉ không biết Nguyệt ssẽ trả lời thế nào. Đã bao lần Ánh
hỏi Nguyệt như vậy nhưng Nguyệt chỉ lảng tránh. Thấy Nguyên dừng lại trước cửa mình cố tình làm rõ câu hỏi của mình hơn, Nguyệt không coi Nguyên như một người bạn thân, Ánh biết. Nguyệt không coi Nguyên là anh trai, Ánh cũng biết. Nguyệt càng không ở cạnh Nguyên chỉ vì thói quen, đùa sao. Vậy mà, Nguyệt lại nói : ” Cứ cho là vậy đi”. Câu trả lời làm Nguyên đau lòng đến mức lặng lẽ bỏ đi còn Ánh khấp khởi mừng. Lẽ nào là vậy? Lẽ nào Ánh lầm, lẽ nào Nguyệt không thương Nguyên như Ánh tưởng. Ánh hỏi lại Nguyệt, Nguyệt chỉ nói đùa. Câu đùa của Nguyệt mang lại cho Ánh một phút hy vọng rồi nhẹ nhàng dập tắt. Câu đùa ấy của Nguyệt làm Nguyên đau lòng. Câu đùa