Truyện Hoa Dại - Truyện Teen - iuvn.wap.sh
XtGem Forum catalog
header ("Location: http://24giay.xtgem.com");
Truyện Hoa Dại

Truyện Hoa Dại

Đánh giá: 7/10

Bình chọn: 2055

Truyện Hoa Dại

ét cô bé vẫn chưa bán được que diêm nào nên không dám về nhà. Ngồi ngoài đường cô bé thấy lạnh quá bèn lấy 1 que diêm ra bật lên. Huơ đôi bàn tay trước ánh lửa, cô bé tưởng tượng ra mình đang ngồi trước lò sưởi. Lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở.

Cô bé bật que diêm thứ hai, bức tường trước mặt bỗng trở nên trong suốt, em nhìn thấy trong nhà là một bàn ăn phủ khăn trắng như tuyết với con ngỗng quay nhồi táo và mận khô đang bốc hơi nghi ngút. Và lạ kỳ chưa! con ngỗng bỗng từ trên đĩa nhảy xuống, lạch bạch tiến về phía em với dĩa và dao cắm ở ngực. Bỗng que diêm phụt tắt, chẳng còn gì ngoài bức tường dày tối tăm, ẩm ướt và lạnh lẽo ngay trước mặt.

Cô bé bật một que diêm nữa, và thấy mình đang ngồi dưới cây thông Noel trang hoàng dây nến và tranh rực rỡ. Với tay về phía cây thông, que diêm tắt lịm, cô bé thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao. Rồi một vì sao rơi xuống. “Ai đó đang từ giã cõi đời!” – Cô bé nghĩ vì nhớ đến lời bà, người duy nhất yêu quý mình trên cõi đời này.

Cô bé bật que diêm thứ tư, ánh sáng bỗng bao trùm, giữa vầng sáng, bà đang đứng đó, mỉm cười hiền hậu và âu yếm. “Bà ơi!”, cô bé khóc nấc lên, “Bà mang cháu đi cùng nhé! Cháu biết bà sẽ rời bỏ cháu khi que diêm cháy hết, bà sẽ biến mất như chiếc lò sưởi ấm áp kia, như chú ngỗng quay và cây thông rực rỡ”. Cô bé vội vàng cho cả gói diêm vào ngọn lửa, ánh sáng bừng lên còn hơn cả vầng dương và bà trông như chưa đẹp lão, cao lớn đến thế bao giờ. Bà ôm cô bé trong vòng tay rồi cả hai cùng bay lên, trong ánh sáng và niềm hân hoan, xa dần mãi mặt đất, đến với Chúa, đến nơi không còn đói khát và nỗi khổ đau.

Và ngày hôm sau bà cô bé đã sống lại đưa cô bé và người cha nghèo khổ đến một ngôi nhà thật đẹp, có thật nhiều thức ăn ngon, có chiếc lò sưởi thật to và họ sống hạnh phúc cho đến cuối đời.

Quay sang nhìn em đã thấy 2 đứa ngủ từ bao giờ, Trinh mỉm cười vuốt nhẹ lên mái tóc xơ xác của thằng em trai bé bỏng. Nó vẫn cứ nghĩ câu truyện kết thúc là như vậy từ bé đến giờ, Trinh đã không cho nó biết rằng ngày hôm sau người ta đã thấy cô bé bán diêm ấy chết cóng bên lề đường trên tay vẫn nắm chặt những que diêm, một nhúm đã cháy tàn. Trinh luôn thích những câu truyện cổ tích kết thúc có hậu, tốt dẹp với bất kỳ ai luôn cố gắng học hành và là người tốt bụng. Rồi Trinh cũng thiếp đi vào giấc ngủ của mình, nơi có giấc mơ chiếc tàu của bố chở đầy cá đang dần cập bến trong nụ cười của mẹ.

Thoăn thoắt bước chân theo mẹ trên con đường ra bến đón tàu về trong cái ánh sáng trăng vẫn còn nhờ nhợ chiếu xuống. Gió biển thốc vào mặt khiến trinh co ro dù dậy sớm đón tàu kiểu này không phải lần đầu. Kéo chiếc áo công nhân sờn rách mà ngày xưa bố xin được của mấy chú công nhân sát vào người hơn, Trinh đã thấy thấp thóang bóng người lô nhô phía bến tàu, chắc là gia đình của mấy người chung tiền đóng tàu với bố. Tiếng mẹ Trinh giục gấp gáp hơn

- Nhanh chân lên xem nào! Người nhà chú Thắng chú Long ra cả rồi đấy! Chỉ ăn với ngủ thôi.

Trinh dạ nhẹ một tiếng, xốc cái thúng cắp ngang lưng cho thăng bằng hơn rồi rảo bước chạy theo mẹ cho kịp. Cái bến tàu trở nên chật chội hơn khi Trinh và mẹ chen vào đám đông toàn người quen trong xóm. Tiếng chào hỏi, phỏng đóan về lượng cá, giở tàu về rộ lên làm cái bến thường hoang vắng vào những đêm khuya nhộn nhịp hẳn lên. Xa xa phía bãi cát ngoài bến Trinh thấy lờ mờ chiếc xe hàng loại nhỏ trùm bạt của đám thương lái vẫn hay lấy hàng từ tàu bố Trinh.

Trời sáng hơn, tầm nhìn về phía chân trời của Trinh được cải thiện dần, sau một hồi căng mắt ra ngoài khơi Trinh đã thấy cái đốm đen nho nhỏ chậm rãi tiến về bờ. Mọi người trên bến xôn xao chỉ về cái đốm đen ngày một lớn “Kia rồi”, “Về rồi kìa”, “Muộn thế”…Chẳng bao lâu chiếc tàu của bố đã hiện rõ mồn một trước mắt trinh, màu sơn xanh sơn trên thân tàu có vài chỗ tróc không chệch đi đâu được, phần đáy tàu màu đỏ xỉn xỉn chìm nổi dưới nước đầy hà bám. Dáng bố Trinh cao lớn nhưng gày đét và đen nhẻm đứng đàu mũi tàu đưa tay vẫy. Đôi mắt bố vẫn sáng như ánh sao mai buổi sớm dù gò má hốc hác, râu tóc rối bù, “Chắc bố phải tiết kiệm nước ngọt lắm đây” Trinh thầm nghĩ. Đang định nhảy lên cái cầu gỗ vừa được bố kê từ tàu vào thành bến để ôm lấy bố sau gần tháng xa cách nhưng giọng mẹ Trinh đã réo rắt vang lên:

- Con Trinh đâu rồi còn đứng đấy làm gì? Mang thúng lên đây xem nào! Cứ như người mất hồn thế.

Như sực tỉnh Trinh hớt hải bê vội mấy cái thúng chạy theo mẹ lên tàu, mùi cá tanh nồng xộc từ khoang chứa cộng với gương mặt hớn hở của mẹ và mọi người làm Trinh biết đây là một chuyến bội thu. Mặc cho con thuyền vẫn tròng trành bởi gió và sóng biển Trinh xắn tay xông vào chỗ mẹ cùng mọi người để đỡ cá từ khoang lên. Từng đợt hải sản dính đấy muối trắng được bàn tay khẳng khiu đầy sức mạnh của bố đưa lên, Trinh nở nụ cười tươi rói đón cá, mực, tôm, ghẹ, cua… chuyển vào thúng phân loại. Những hàng tươi ngon được giá mẹ Trinh cân đo cẩn thận rồi chuyển cho đám thương lái đang túc trực dưới bến, cuốn vở cũ quăn tít ẩm ướt được Trinh lấy ra kê lên đùi ghi chép cẩn thận để không lãng phí bất kỳ một giọt mồ hôi nào của bố đổ ra biển. Chẳng bao lâu tiếng cười đùa vui vẻ bởi một chuyến tàu bội thu đã lặng dần xuống nhường chỗ cho lời rầm rì tính toán của các bà vợ, rồi thì những đồng tiền xanh đỏ trao vội cho nhau trong đôi mắt lấp lánh niềm vui.

Mẹ Trinh vui như tết cười nói liên tục chỉ tay vào những thúng hải sản không đạt được độ tươi ngon cần thiết bị bỏ lại bởi đám thương lái:

- Mọi người chia nhau nốt chỗ này lên chợ bán hoặc về nhà liên hoan cũng được, chuyến này tính ra mỗi nhà được 5 triệu rồi(một số tiền khá lớn khi mà hồi ấy vàng chỉ có 300k/chỉ)

Tất nhiên là mẹ Trinh chỉ để lại một phần nhỏ cho Trinh mang về còn đâu thì gánh hai thúng nặng trĩu tôm cá cất bước về phía chợ với hy vọng kiếm thêm đồng nào hay đồng đấy dù bố đã lên tiếng cản:

- Thôi cái đấy bán rẻ lại cho mấy chị em chạy chợ trong làng để họ hưởng chút lộc biển đi bà.

Nhưng mẹ vẫn bước chân đều chỉ để lại câu nói ngược gió biển:

- Bán rẻ rồi thì ai bán rẻ cho vợ ông ở nhà! Ông có chạy chợ đâu mà biết! 2 bố con về trước đi trưa tôi về sau.

Lúc này bố mới quay sang nhìn đứa con gái đầu lòng của mình, đưa đôi bàn tay đầy những vết chai sạn và xước sát bởi lưới cọ khi kéo vuốt lên mái tóc của Trinh.

- Về thôi con! Bố dấu mấy con ghẹ trong kia rồi! về luộc cho các em ăn và phần mẹ một con!

Trinh cười hạnh phúc nhìn bố đang nháy đôi mắt đầy hàm y’:

- Đúng là chỉ có bố hiểu mẹ thôi! Bố về tắm rửa đi hôi lắm rồi đấy

Nói xong Trinh chạy vào buồng lái tìm đến góc buồng quen thuộc lấy mấy con ghẹ được bố buộc cẩn thận rồi chạy xuống tàu đuổi theo cái dáng lênh khênh của bố trong ánh bình minh đang le lói phía chân trời.

Bên bố Trinh chả còn tí già dặn nào, Trinh lại trở thành cô bé 14 tuổi ngây thơ, tung tăng bên cạnh bố cười nói. Trinh níu lấy tay bố khoe những chuyện ở nhà, khoe chán Trinh lại háo hức nghe bố kể về những kỳ thú ngoài khơi, kể về những đêm lạnh giá chỉ biết tu những hụm mắm cốt(loại mắm nguyên chất nồn

1 2 3 [4] 5 6 7 .. 34
ĐẾN TRANG
Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)