không chắc là ngoại vẫn còn bán hay không? Tôi nghĩ dù sao bây giờ thằng Nam cũng có tiền, cũng giúp đỡ được ngoại nó phần nào. Hai thằng đang bước đi thì khựng lại và lặng người nhìn vế cái góc nhỏ ấy. Một bà lão tóc đã bạc phơ, khom lưng lau dọn những chiếc bàn ghế mũ. Lâu lâu bà lại lấy tay che miêng ho từng cơn. Hai thằng tôi nhìn nhau, mắt cả hai cũng bắt đầu thấy cay và hoe đỏ. Thằng Tuấn vỗ vai tôi một cái rồi hai thằng cùng đi vế phía ngoại.
- Ngoại! Tôi gọi bà, một tiếng gọi thân thường mà từ rất lâu rồi tôi không có cơ hội để gọi.
- Hai chú là? Ngoại cố mở to mắt ra nhìn chúng tôi với sự ngạc nhiên. Có lẽ ngoại không nhận ra chúng tôi. Khuôn mặt đầy nếp nhăn, đôi mắt ngoại đã mờ đi nhiều.
- Thằng Khanh và thằng Tuấn của ngoài đây mà! Tôi bước lại đỡ ngoại ngồi xuống và đấm lưng cho ngoại. Thằng Tuấn thì rót nước cho ngoại uống.
- Trơi! Hai cái thằng! Bẵng một cái ngần ấy năm trời giờ mới về thăm ngoại. Tụi bây giờ cao lớn chững chạc quá, ăn mặc áo quần lịch sự. Ngoại đâu có dám nghĩ là quen với tụi bây. Ngoại nói chuyện chậm rãi, xoa đầu hai thằng tôi.
- Thôi hôm nay nghỉ bán sớm nhe ngoại! Tụi con có mua đồ ăn nhiều lắm, mình cùng về nhà ăn nhe? Thằng Tuấn nói.
Vậy là hai thằng tôi lại xắn tay áo lên giúp ngoại dọn dẹp rồi 3 bà cháu đẩy xè về nhà như ngày nào. Nhà cửa thì vẫn lụp xụp, không có dấu hiệu gì đã được tu sửa cả. Tôi thật không hiểu cái thằng Nam này sống thế nào. Tại sao có thể để ngoại nó khỗ cực như thế này.
- Sao thằng Nam nó không về với tụi con? Công việc dạy học của nó vẫn tốt chứ?
- Dạ…dạ… Thằng Tuấn ú ớ, tôi nhìn nó và lắc đầu ra hiệu.
- Dạ Nam dạo này bận lắm ngoại à, học sinh đang vào mùa thi mà.
- Bộ thằng Nam nó không gửi tiền về cho ngoại hay sao mà ngoại lại sống cực khỗ như vậy? Tôi hỏi khi lòng chua xót nhìn về căn nhà lụp xụp, mái ngối dột lổ chỗ.
- Không con ơi! Đừng trách nó tội nghiệp! Nó vẫn gửi tiền về đều lắm, nhưng ngoại để dành. Ngoại biết lương giáo viên không bao nhiêu, ngoại để dành sau này cho nó lấy vợ. Chứ ngoại già như vậy rồi, có cần nhiều tiền làm gì?
Nghe ngoại nói xong, tôi chỉ biết quay mặt về hướng khác. Để che vội những giọt nước mắt. Lòng thấy tội lội khi dối ngoại về cuộc sống của thằng Nam. Tự trách bản thân mình vì không thể giúp nó, để nó trở thành như ngày hôm nay. Nhìn xa xăm ra phía ngoài và nghĩ đến viễn cảnh tương lại chợt thấy lo sợ. Nếu một ngày thằng Nam có làm những việc phi pháp, không biết ngoại sẽ đau buồn đến nhường nào. Tôi vòng tay ôm lấy ngoại thật chặt, như một người cháu ruột sau bao nhiêu năm xa cách.
Chiều hôm đó hai đứa tôi tạm biệt ngoài để về Sài Gòn, năn nỉ suốt mới để lại cho ngoại được ít tiền. Bọn tôi cũng nhờ người sửa sang lại căn nhà. Rồi thằng Tuấn có hứa sau này tao điều kiện cho em của thằng Nam về Sài Gòn học. Tôi không còn ở Việt Nam lâu nữa, cố gắng lo được cho ngoại bao nhiêu thì lo. Dọc đường về tôi cũng thường xuyên nhắc thằng Tuấn ở lại xem chừng thằng Nam. Dù sao cũng từng là anh em kết nghĩa sống chết có nhau.
Tối hôm đó tôi về quê luôn để ăn cơm với gia đình dì. Lịch ngày mai là sẽ chở nhóc Ly đi làm PG cho hội chợ triển lãm tại Phú Thọ. Đang ngồi ăn cơm thì điện thoại con nhóc reo lên.
- Alo!
- Ừ! Ngày mai…
- Ừ! Hội chợ triển lãm…
- Ok! Có gì mai gặp.
- Nói chuyện với ai vậy con? Dì hỏi.
- Dạ! Con Miu, bạn con. Nó bảo mai nó cũng đến hội chợ.
Tôi cảm thấy bồi hồi khi biết rằng ngày mai sẽ gặp Miu. Chả biết cái con bé này đi đâu mà mất hút từ hôm đó. Nhắn tin cũng không trả lời, điện thoại thì không bắt máy. Mấy hôm nay không hiểu vì sao cứ nghĩ về nhỏ hoài. Tự nhiên lại muốn gặp nhỏ quá, không biết đó là cảm giác gì nữa. Cứ mỗi lần có chuông cửa bấm thì lại hy vọng là nhỏ xuất hiện, nhưng lần nào cũng như lần nấy, toàn là vợ anh Đen mang cơm qua. Nhắc về chuyện bấm chuông thì mới phát hiện, có bao giờ nhỏ vào nhà mà bấm chuống đâu. Chã hiểu nhỏ lấy đâu ra chìa khóa mà ra vào tư nhiên như nhà của mình. Trong lòng lúc này thì bớt lo hơn ví ít nhất biết được nhỏ vẫn ổn, để xem ngày mai nhỏ lại có trò gì nữa đây…
Chap 37:
Sáng hôm nay, thằng Huy qua nhà từ sớm. Nó với con Ly cứ rần rần suốt để chuẩn bị cho chuyến đi. Nhìn tụi nhóc hớn hở lắm, sau buổi triển lãm tôi đã hứa sẽ chở chúng đi chơi. Hôm nay là một buổi triển lãm công nghệ thường niên hàng năm, quy tụ nhiều các ông lớn trong các lĩnh vực thiết bị điện tử. Nếu không phải đưa nhóc Ly đi làm PG hôm nay, tôi cũng có ý định đến đó để tham quan thử vì cũng có sở thích hàng điện tử. Tôi dự định sẽ mua tặng cho chú một cái máy Cannon nếu giá cả tốt. Chú tôi là một người khá thích chụp ảnh, hình như ngày xưa cũng định theo nghiệp nhiếp ảnh gia mà không thành. Nhìn ổng cứ dùng cái máy cũ kĩ hoài cũng thấy tội.
Vẫn con đường thân thuộc 30 cây số về Sài Gon. Hai đứa nhóc ngồi sau cứ đùa giỡn suốt đường đi, nhìn tụi nó vẫn còn trẻ con, hồn nhiến quá. Tôi thì cứ im lặng tập trung chạy xe, để ý mỗi lần đi trên tuyến đường này, cảm xúc nó thường như vậy lắm. Trong cuộc sống tất bật hằng ngày, không phải lúc nào cũng có được những khoảng thời gian rảnh rỗi để ngồi suy nghĩ, trầm tư về một điều gì. Chỉ có những lúc chạy xe trong những chuyến đi như thế này, mới có cơ hội làm việc đó. Tuy suy nghĩ nhiều thứ, nhưng sự tập trung an toàn giao thông vẫn đặt lên hàng đầu.
Thời gian trôi qua nhanh thật, vậy là cũng hơn một tháng kể từ ngày tôi đáp chuyến bay về Việt Nam. Ngẫm nghĩ lại thì hơn một tháng qua, cũng biết bao nhiêu là chuyện xảy ra. Tóm lại, mọi việc cho đến lúc này đều ổn. Hy vọng trong thời gian ngắn còn lại, sẽ không có thêm những chuyện không hay nào đến.
Nhìn nhóc Ly qua kính chiếu hậu, khuôn mặt vui tươi hồn nhiền đáng yêu của con nhóc khiến tôi nhớ đến cuộc nói chuyện với dì ban sáng. Con nhóc làm cái nghề PG này cũng được gần 1 năm, nhưng dì tôi thì lại không thích chút nào. Chỉ vì qua nuông chìu, thương con mà đến giờ vẫn lo lắng, khó chịu mỗi khi con nhóc đi làm. Dì nhiều lần nhờ tôi khuyên nhóc bỏ nghề này, chú tâm học hành cho nghề nghiệp chính của bản thân hơn.
Nói về cái nghiệp PG này thì cũng lắm truân chuyên, không thiếu những cạm bẫy. Công việc PG hiện đang hot trong giới trẻ ngày nay, các cô gái kha khá về ngoại hình đều có thể đăng ký vào làm trong một đội nhóm chuyên cung cấp PG nào đó cho các sự kiện, triển lãm. Chính vì là việc làm phổ biến trong giới sinh viên mà lượng PG ngày càng đông, nêu các yêu cầu tuyển lựa ngày một khắt khe hơn. Con nhóc nhà tôi thì khá đa tài, không chỉ có ngoại hình đẹp, nó còn hát hay, nhảy đẹp, biết cách ăn nói.
Chính vì cái sự đa tài này mà cũng khiến tôi không khỏi lo lắng. Nếu như chỉ có một vài ưu điểm thì con nhóc có thể đứng tiếp thị hàng hóa là xong. Đằng này nó giỏi ở nhiều lĩnh vực nên sẽ được phân công đi làm thêm nhiều mảng khác rộng hơn, như việc tiếp khách, xin tài trợ. Nhưng công việc này đòi hỏi phải giao tiếp nhiều với các ông lớn, đại gia. Những buổi tiệc rượu là điều không thể tránh khỏi. Xa hơn nữa là những cuộc tình một đêm chỉ để đổi lấy lợi ích vật chất. Con nhóc vẫn còn quá trẻ và ít kinh nghiệm, rất dễ sa vào những