i hiện giờ?”
“Chắc cũng sắp đến lúc rồi…”
“Có thương nó thật không?”
“Có…”
“Thế sao không chọn nó?”
“Đơn giản là không thương bằng Tiểu Lợi thôi…”
“Vì nó quản lý mày gắt quá à?”
“Không, tao không để ý chuyện đó.”
“Cũng hay, tao thấy mày như hồi năm ngoái, suốt ngày chỉ ở nhà nhắn tin, gọi điện.”
“Mày thấy vậy à?”
“Thật ra cũng khác chút đỉnh, tao có cảm tình với nhỏ này hơn, còn cái con năm ngoái…”
“Mẹ, nói đi. Tao có để bụng đâu, cứ làm như xalạ.”
“Đẹp thì đẹp thật, nhưng không ưa nổi cái tính, giả tạo dối trá quá. Ngay từ đầu tao nói mà mày không chịu nghe…”
“Ờ…người ngoài cuộc luôn rõ hơn.”
Cũng đúng thôi, chân tình thì phải hơn hẳn sự giả dối rồi…
“Mà sao mày không kiếm ai quen đi?”
“Mẹ, gái đẹp mày lấy hết rồi, còn đâu nữa.”
“Thôi ông nội, đừng có móc nữa.”
“Đùa thôi, bị giam ở nhà từ nhỏ riết giờ thành khờ, biết nói năng gì mà đi làm quen. Với lại tao cũng không thích ai hết.”
“Ừm…”
“Mà nè, bữa nào rảnh sang nhà tao ăn cơm. Bà già cứ nhắc mày hoài.”
“Ừ, kể cũng hay, biết bao nhiêu đứa rủ mày đi chơi, ba mẹ mày không cho, kể cả đi với lớp cũng thế. Vậy mà tao sang nói là được liền.”
“Thân quá rồi, ổng bả cũng tin tưởng. Bởi vậy mỗi lần muốn ra ngoài là phải nhờ mày.”
“Ha ha…”
Reng…Reng…
“Rồi, đến giờ vợ truy sát…Ha ha…”
Tôi lắc đầu, tắt máy…
“Phát mệt…”
“Sao không nghe?Lại giận nữa thì sao?”
“Kệ, năn nỉ chút là xong. Lâu rồi mới được tự do thoải mái như vậy.”
“Được được…”
…
Từ sau cái ngày đó, em trở nên thay đổi. Hình như em không nói đùa, lúc nào cũng quản lý tôi, chỉ một chút không có tin tức là lại gọi điện liên tục. Tôi không giận em, biết em làm như vậy là vì em thương mình. Nhưng tại sao không tin tưởng tôi chứ, em đâu biết cái càngngày tôi càng thấy mệt mỏi. Cảm giác không sống đúng với mình, không được tự do làm điều mình thích rất là khó chịu. Ngay cả mẹ còn không quản được tôi nữa là…
…
“Này, anh điền đơn đăng ký trường chưa?”
“Rồi.”
“Em cũng xong rồi nè.” Em chìa tờ giấy ra trước mặt tôi cười hì hì.
“Sao lại đăng kí trường này?Em học bang D mà?”
“Hai nguyện vọng lận mà. Với lại anh thích trường đó mà.”
“Định theo ám tui đến tận đại học à…” Tôi cười lớn.
“Ai thèm…Mà ý gì đấy, chán người ta rồi à?” lại phụng phịu hờn dỗi…
“Đâu có, đùa thôi mà…”
Có tin nhắn…
“Quỷ, dạo này trốn đâu đấy, không chịu liên lạc gì hết?”
“Trốn gì đâu?Nhảm nhí, nhớ thấy mồ.”
“Chỉ giỏi xạo. Mai rảnh không?”
“Rảnh, sao?”
“Trước cổng trường LHP nhé, 9 giờ sáng.”
“Ok.”
…
“Ai đấy?Ai mà vừa nhắn tin vừa cười thế?” em hỏi.
“Bạn cũ đó mà. À, mai anh hẹn với bạn nhé, emở nhà học bài ngoan nhé.”
“Cuối tuần mà cũng không chịu đi chơi với người ta sao?”
“Thì chiều anh sang, đừng có làm cái mặt dễ ghét đó nữa mà…”
“Nhớ sang đấy, không thì biết tay…”
“Rồi rồi…”
…
Hẹn hò cái gì thế này?Trời nắng mà bắt người ta đứng chờ…
“Này, con chai cưng…”
“Cưng với chả kiếc, lần nào cũng trễ giờ.”
“Sorry nghen, má…ngủ quên…Hì hì…”
“Hên là nhà gần xịt, nếu không chắc cho tui leo cây rồi…”
“Đâu có đâu…Giờ chuộc lỗi nè…Chụt…”
“Gớm…thôi đi đi bà…”
“Ok…^^ “
Đây là bạn thân của tôi hồi cấp hai, có thể nói là thân nhất. Không như những đứa con gái khác trong lớp, chê tôi nhà quê cục mịch, T luôn thân thiết, quan tâm tới tôi. Cái trò nhận “má, con” cũng xuất phát từ lúc đó cho đến tận bây giờ. Chúng tôi không gọi nhau : bạn-mình, tao-mày, hay đơn giản hơn là gọi tên mà cứ má-con suốt, riết thành quen miệng.
Hồi đó chúng tôi đi đâu cũng dính với nhau, đến nỗi thằng bạn trai của T ghen tuông bừa bãi. Nhưng không vì vậy mà T không chơi với tôi nữa, cứ càng ngày càng thân hơn, làm thằng kia chỉ biết tức giận không làm được gì. Nghĩ cũng lạ, bộ cứ một nam một nữ đi chung là có vấn đề sao?Nếu thế thì thế giới này phải chia làm hai để ở rồi, cho nó tiện.
Nhớ mãi những lúc đi chúng tôi mãi la cà ăn hàng rong, đến nỗi quá giờ vào lớp học thêm, phải đón nhận ánh mắt hình viên đạn của bà cô già khó chịu. Hay những hôm đi học trễ, lén đi cổng sau, bị ông bảo vệ bắt gặp, phải ù té bỏ chạy. Tôi luôn xách cặp và dép của cả hai đứa lẽo đẽo chạy phía sau đếntoát mồ hôi, còn T thì ở đằng trước, ngoảng đầu lại lè lưỡi.
Nhớ mãi cái hôm ngày chia tay trường học , T hết kí rồi đến vẽ, nào xanh nào tím, lòe loẹt hết áo tôi rồi tự dưng gục mặt lên vai khóc ngon lành. Tôi im lặng ôm T thật chặt, hoa phượng nở rộ đỏ thắm cả sân trường, kim tuyến, bông giấy và mái tóc mượt mà của T tung bay theo cơn gió nhẹ nhàng…Đây chỉ mới là người con gái thứ hai làm tôi cảm động sau Tiểu Lợi, cái cảm giác bịn rịn không muốn chia lìa đó, tôi không bao giờ quên được.
Ra trường, mỗi đứa học một nơi, nhưng chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên. Cuộc đời tôi sang trang thì cuộc sống của T cũng không còn êm đềm, bình yêu nữa. T chia tay với bạn trai-một thằng Sở Khanh khốn nạn chính hiệu. Đau đớn và hụt hẫng, T bỏ nhà ra đi, suốt ngày la cà khắp nơi, giao du với bọn xấu rồi gục ngã. Làm bạn với cái thứ mà người ta hay gọi là “nàng tiên nâu”.
Nghe được tin, tôi cuống cuồng lên đi tìm kiếm khắp nơi. Không biết là trời thương xót cho tôi và cô ấy, hay là giữa chúng tôi có duyên. Tôi gặp T vào lúc thất vọng nhất, ở cái chỗ không ai ngờ tới.
“Bốp…Tỉnh chưa, tỉnh rồi thì theo tôi về.”
Tờ giấy bạc nóng hổi rơi xuống đất, cái thứ bột màu trắng chết người vương vãi khắp nơi. Đây là lần đầu tiên và duy nhất tôi đánh con gái, lại là người con gái thân thiết với mình. Cô ấy đau, nhưng tôi còn đau hơn nhiều. Là NT hồn nhiên, đanh đá của tôi đây mà, nhưng sao không giống một chút nào hết vậy…Cô ấy nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên trong phút chốc rồi ôm chặt lấy người bạn thân, gào lên nức nở, nước mắt giàn dụa…
Tôi hận cái thằng đó, chỉ muốn tìm nó, xé xác cho hả giận, nhưng mỗi lúc như thế T lại níu tay tôi lại, van xin, nài nỉ. Tôi cũng hận bản thân mình, chỉ lo chơi bời trác táng, không quan tâm gì đến cô ấy. Trên đường về, trong từng cơn gió về đêm lạnh lẽo, T xiết chặt hai bàn tay nhỏ bé:
“Má sẽ đứng dậy, má sẽ cai nghiện.”
Rất quả quyết. Tôi là một đứa ngang tàng, bất cần đời, nhưng nhiều khi cô ấy còn có nghị lực và sự tự tin hơn cả tôi.
Những ngày đầu thật là cực hình với tôi và T. Tự đi mua một cái xích nặng trịch, T nhờ tôi khóa mình lại thật chặc. Trong cơn vật vã, thèm thuốc, T vùng vẫy như muốn giật tung sợi dây thép lạnh ngắt đó để chạy ra khỏi căn nhà, máu từ hai tay nhỏ bé nhưng đầy nghị lực tuôn ra bởi sự cọ sát dữ dội. Tôi chạnh lòng, đau xót, muốn mở khóa thì cô ấy gào lên:
“Đừng đến gần, con mở ra là giết má, má không bao giờ bỏ được đâu.”
Sau những lần lên cơn như thế, T lại lịm đi, nằm ngủ như một con mèo hoang rũ rượi, không nhà cửa. Tôi mở xích cho T, băng
lại vết thương, ôm cô ấy vào lòng thật chặc, nước mắt tuôn rơi…
Những tiếng thét đau xé tâm hồn dần dần biến mất, trả lại cho T vẻ tươi tỉnh, yêu đời. Cô ấy đã trở về như ngày xưa, nét xanh xao vật vờ cũng không còn, dưới nắng chiều nhẹ nhàng, gương mặt thon thả trắng hồng dường như đẹp hơn bởi nụ cười ngây thơ thánh thiện và mái tóc dài óng ả thả tự nhiênđể những cơn gió nhẹ vô tình lùa tóc tung bay đủ làm mê đắm tâm hồn.
Tôi cũng không thể giải thích, tại sao chúng tôi không phải là một cặp tro